Thủ tục khai báo hải quan tại khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái

Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách “Zero Covid” và áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát hàng hóa, phương tiện,… nhằm phòng chống dịch Covid-19 tại các cửa khẩu biên giới. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới tốc độ thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới trên đất liền với Trung Quốc. Bài viết này sẽ giúp quý khách hàng nắm rõ các thủ tục hải quan góp phần đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa.

Đôi nét về Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái

Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh. Được đánh giá là vùng đất có tiềm năng và lợi thế rất lớn để phát triển thành vùng kinh tế động lực ở Bắc Bộ. Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đã và đang có sự chuyển mình rất lớn được xác định là cửa ngõ chủ lực đóng góp tích cực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

1. Cửa khẩu quốc tế Móng Cái 

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái nằm trên địa bàn phường Hòa Lạc, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Cửa khẩu được thông thương sang cửa khẩu Đông Hưng ở huyện Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Cầu Bắc Luân là điểm nối giữa hai thành phố. Đây cũng là địa điểm được chính phủ hai nước chọn đặt cột mốc đầu tiên để phân định ranh giới quốc gia.

Một số mặt hàng cụ thể thường được xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái gồm nông sản (chủ yếu là chè, cà phê, lạc vừng, cao su sơ chế, bột sắn,…), hoa quả (thanh long, mít,…), thủy hải sản tươi sống và đông lạnh như tôm, cua, mực,…

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái

2. Cửa khẩu quốc gia Bắc Phong Sinh

Cửa khẩu Bắc Phong Sinh là cửa khẩu tại vùng đất thôn Bảo Lâm xã Quảng Đức huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh. Là cửa khẩu cuối cùng nằm trong danh sách các cửa khẩu thuộc địa phận Quảng Ninh. Cửa khẩu Bắc Phong Sinh nối tiếp qua cầu trên sông Ka Long thông thương với cửa khẩu Lý Hỏa tại Quảng Tây Trung Quốc. Lượng hàng hóa xuất khẩu qua đây chủ yếu là hàng tạm nhập tái xuất, thủy hải sản, đồ điện tử và đồ gia dụng,…

Cửa khẩu quốc gia Bắc Phong Sinh
Cửa khẩu quốc gia Bắc Phong Sinh

3. Cửa khẩu quốc gia Hoành Mô

Cửa khẩu Hoành Mô là một trong ba cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Cửa khẩu Hoành Mô thuộc thôn Đồng Mô, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Cửa khẩu này nằm ngay điểm cuối đường quốc lộ 18C nối tiếp qua đường tràn tại bãi Đồng Mô trên sông Đồng Mô, thông thương sang cửa khẩu Động Trung ở thành phố cảng Phòng Thành tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Một số mặt hàng được xuất khẩu qua biên giới tại cửa khẩu này là hạt tiêu, phụ gia thực phẩm, vỏ quế, vải may mặc, thực phẩm đông lạnh và nông sản xuất khẩu.

 

Cửa khẩu quốc gia Hoành Mô
Cửa khẩu quốc gia Hoành Mô

Super Fast Express & Logistics không chỉ đáp ứng các nhu cầu về vận chuyển hàng hóa, mà còn hỗ trợ khách hàng với dịch vụ khai báo hải quan uy tín và nhanh chóng. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu, Super Fast Express Logistics cam kết sẽ mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Thủ tục hải quan là gì?

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, thủ tục hải quan là một trong những thủ tục bắt buộc. Theo đó, cơ quan hải quan của một nước thực hiện các công việc cần thiết theo quy định của pháp luật nước mình để kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Quy trình làm thủ tục hải quan 

Bước 1: Xác định loại hàng hóa nhập khẩu

Đây là điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm. Xác định loại hàng hóa nhập khẩu: hàng hóa đặc biệt, hàng hóa hạn chế nhập khẩu hay cấm nhập khẩu,…

  • Hàng hóa thương mại thông thường: là những lô hàng đủ điều kiện để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu.
  • Hàng cấm nhập khẩu: bắt buộc dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu mặt hàng này để những vấn đề pháp lý.
  • Hàng phải xin giấy phép nhập khẩu: doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục trước khi đưa hàng về cảng. Nếu không sẽ phát sinh nhiều chi phí để thuê kho chứa, thuê bãi đến lúc được cấp giấy phép.
  • Hàng cần được công bố hợp chuẩn hợp quy: tương tự như trên, đối với mặt hàng này doanh nghiệp cần làm thủ tục công bố hợp quy trước khi hàng được đưa về cảng.
  • Hàng cần kiểm tra chuyên ngành: đối với mặt hàng này, công tác kiểm tra chuyên ngành sẽ được thực hiện sau khi đưa hàng về cảng. Cơ quan chức năng sẽ đến tận nơi để lấy mẫu kiểm tra. Sau khi có kết quả, doanh nghiệp sẽ tiến hành các công đoạn làm thủ tục còn lại.

Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa

Bộ chứng từ cơ bản gồm:

  • Hợp đồng thương mại ( Sale Contract )
  • Vận đơn lô hàng ( Bill of Landing )
  • Phiếu đóng gói hàng hóa ( Packing List )
  • Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng ( C/O )
  • Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice )
  • Các giấy tờ liên quan khác

Bước 3: Khai và truyền tờ khai hải quan

Sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần tiến hành lên tờ khai hải quan và điền đầy đủ thông tin trên tờ khai trên hệ thống VNACCS của Tổng cục Hải quan. Khi tờ khai hoàn tất và được truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin chính xác và đầy đủ.

Bước 4: Lấy lệnh giao hàng

Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ và mang đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng:

  • Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân bản sao
  • Vận đơn bản sao
  • Vận đơn bản gốc đã được lãnh đạo công ty đóng dấu

Bước 5: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan

Sau khi tờ khai được truyền đi, hệ thống sẽ phân luồng hàng hóa thành luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ.

  • Luồng xanh: doanh nghiệp in tờ khai và đóng thuế
  • Luồng vàng:  Đơn vị Hải quan kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng.
  • Luồng đỏ: Hàng bị kiểm hóa.

Bước 6: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan

Sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính.

  • Thuế nhập khẩu
  • VAT

Tùy vào một số loại hàng, doanh nghiệp có thể phải nộp thuế môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bước 7: Làm thủ tục đổi lệnh và chuyển hàng hóa về kho bảo quản

Doanh nghiệp cần chuẩn bị trước 2 vấn đề như sau:

  • Thuê phương tiện chuyên chở đến để lấy hàng về.
  • Thuê nhà kho hoặc bến bãi để bảo quản lô hàng.

Lưu ý, doanh nghiệp cần chắc chắn rằng lệnh giao hàng vẫn còn hiệu lực. Nếu không thì phải làm việc với hãng tàu để tiến hành gia hạn. Tiếp đến, người đại diện doanh nghiệp sẽ đến phòng thương vụ của cảng để trình các giấy tờ như D/O ( Delievery Oder ), giấy giới thiệu của chủ hàng, mã vạch tờ khai hải quan,… Nhân viên sẽ lên hóa đơn và cho bạn thanh toán những khoản phí cần thiết. Người đại diện chỉ việc nộp phí và nhận phiếu EIR (Equipment Intercharge Receipt ), tức phiếu giao nhận. Sau đó, tiến hành bốc xếp hàng lên xe và chở về kho.

CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ TIN TƯỞNG VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA SUPER FAST EXPRESS AND LOGISTICS !

Tham khảo:

Dịch vụ khai báo hải quan tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn

Dịch vụ xuất nhập khẩu chính ngạch sang Trung Quốc