Khó khăn và thuận lợi gì khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc?
Trung Quốc được biết đến là thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với Việt Nam. Cùng SF Express điểm qua 1 số thông tin về thị trường này.
Tổng quan Trung Quốc
Trung Quốc, quốc hiệu là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Á và là một trong hai quốc gia tỷ dân. Đảng Cộng sản nắm quyền tại quốc gia này. Chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh.
Nền kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một nền kinh tế đang phát triển định hướng thị trường kết hợp kinh tế kế hoạch thông qua các chính sách công nghiệp và chiến lược kế hoạch 5 năm
Tình hình kinh tế Trung Quốc hiện nay
Tổng quan kinh tế năm 2023
Chính phủ Trung Quốc dự báo kinh tế nước này sẽ có sự phục hồi mạnh trong năm 2023. Các chính sách kích cầu phù hợp, các chính sách nới lỏng kiểm soát dịch cũng sẽ có tác động tích cực đến ngành du lịch, hàng không, bán lẻ, logistics và sản xuất công nghiệp.
Việc tỷ lệ lạm phát tại nước này đứng ở mức thấp cũng tạo điều kiện cho chính phủ nước này thực hiện các biện pháp mạnh tay để thúc đẩy tăng trưởng.
Xuất nhập khẩu của Trung Quốc đầu năm 2023
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 1 và tháng 2 đạt 506 tỉ đô la, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi giảm 9,9% vào tháng 12. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 389,4 tỉ đô la, giảm 10,2% so với một năm trước đó. Mức giảm này cao hơn nhiều so với mức giảm 7,5% trong tháng 12 và mức giảm 5,5% theo dự báo.
Xuất khẩu suy giảm mạnh nhất ở mảng thiết bị xử lý dữ liệu, cùng với màn hình LCD và mạch tích hợp. Tuy nhiên, xuất khẩu ô tô và khung gầm ô tô, dầu tinh luyện vẫn tăng mạnh. Mức tăng lần lượt là 65,2% và 101,8% về giá trị.
Nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa ở nước này bắt đầu giảm vào cuối năm 2022. Khi lạm phát và lãi suất cao hơn ở phần còn lại của thế giới kìm hãm sức chi tiêu của người tiêu dùng. Xuất khẩu đóng vai trò cỗ máy tăng trưởng chính của nền kinh tế nước này trong hai năm qua. Điều này giúp bù đắp sự sụt giảm chi tiêu trong nước khi các hạn chế đi lại để kiểm soát Covid-19 gây tổn thương niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Xu hướng đó giờ đây đã thay đổi. Chi tiêu của người tiêu dùng tại quốc gia này tăng trở lại sau khi chính phủ đột ngột dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến đại dịch vào tháng 12. Đồng thời làn sóng lây nhiễm Covid-19 lắng dịu đầu năm nay.
Những mặt tích cực khi xuất khẩu sang Trung Quốc
Năm 2023, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng, Trung Quốc sẽ là điểm đến tiềm năng nhất cho sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam nhờ nhu cầu cao, vị trí địa lý gần, chi phí logistics thấp.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo nhu cầu mua sắn và tinh bột sắn từ quốc giá này vẫn cao. Nguyên nhân là do thị trường này tăng cường dự trữ lương thực, ngũ cốc cho tiêu dùng.
Mặt hàng nông sản, trái cây xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này chiếm khoảng 80% tổng giá trị kim ngạch hàng hóa xuất khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Những khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam
Với mức thực hiện này, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang quốc gia này đã có sự sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân của mức tăng trưởng thấp này là do nước này thực hiện chính sách Zero Covid. Xuất khẩu của nước ta bị ảnh hưởng. Trong đó rau quả, gạo, hàng dệt may, hạt điều, dầu thô… bị sụt giảm mạnh.
Nhiều rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của nông lâm thủy sản Việt Nam. Những tháng đầu năm nay đạt 1,27 tỷ USD (chiếm hơn 20% thị phần). Sau khi quốc gia này điều chỉnh các quy định về phòng chống dịch COVD từ đầu tháng 1, xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu phía Bắc đã tăng mạnh.
Tuy nhiên, Trung Quốc hiện triển khai nhiều chính sách mới để đưa hoạt động nhập khẩu vào nề nếp. Các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm được đề cao. Điều này đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệp, cũng như nông dân Việt Nam, trong việc xuất khẩu nông sản vào thị trường lớn nhất thế giới này.
Cạnh tranh xuất khẩu vào Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường rộng lớn với nhu cầu hàng hóa cao và đa dạng. Kể từ khi thị trường này mở cửa trở lại, nhiều quốc gia khác trên thế giới đều đẩy mạnh xuất khẩu sang quốc gia này. Sản xuất, nuôi trồng nội địa ở đất nước này đang dần được khôi phục. Điều này khiến hàng Việt phải đối mặt với cạnh tranh lớn khi xuất khẩu sang thị trường này.
Xuất khẩu sang Trung Quốc, SF Express cung cấp các dịch vụ:
- Gửi hàng đi Trung Quốc
- Mua hộ hàng từ Trung Quốc, vận chuyển hàng về Việt Nam
- Khai báo Hải quan khi xuất khẩu
- Xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu,
- Giấy chứng nhận (CO, CQ)…
- Các loại giấy phép con,…
- Cho thuê kho bãi.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển, hãy để SF Express là sự lựa chọn của bạn!
Xem thêm:
Vận chuyển mác ca đi Nam Kinh giá ưu đãi 10%
Vận Chuyển Tôm Khô Cho Người Thân Ở Trung Quốc Đón Tết
Các sai phạm hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại lĩnh vực y tế
Chuyển phát nhanh quốc tế giá rẻ đi Hàn Quốc