1. Incoterms không mang tính bắt buộc
Các bạn cần lưu ý rằng Incoterms không phải là luật, nên những quy tắc đề ra không có tính chất bắt buộc. Đó là nhưng tập quán thương mại nhiều hơn là những luật lệ buộc phải tuân theo trong mọi trường hợp. Nghĩa là bạn có thể sử dụng những quy tắc trong Incoterms như những quy tắc tham khảo cho việc mua bán quốc tế.
Chỉ khi bên bán và bên mua đồng ý sử dụng quy tắc nào đó trong Incoterms và đưa vào trong bản hợp đồng mua bán, lúc đó nội dung của quy tắc áp dụng mới mang tính ràng buộc. Một khi đã được thống nhất áp dụng, các bên giao dịch phải có nghĩa vụ, trách nhiệm với những quy tắc này.
2. Có nhiều phiên bản cùng tồn tại
Incoterms có nhiều phiên bản, mà các phiên bản sau không phủ nhận tính hiệu lực của các phiên bản trước đó. Điều này đòi hỏi khi sử dụng Incoterms trong hoạt động thương mại quốc tế, các bạn phải nêu rõ ràng cụ thể tên phiên bản mà mình áp dụng. Có như vậy các bên liên quan mới có thể thông hiểu, đối chiếu, xác định, và cam kết trách nhiệm.
Các phiên bản của Incoterms ban hành vào các năm: 1936, 1953 (được sửa đổi vào năm 1967 và 1976), 1980, 1990, 2000, và 2010. Bạn có thể xem nội dung Bảng tóm tắt thay đổi các phiên bản Incoterms
Trong quá trình tác nghiệp trong nhiều năm, tôi thấy một số bạn quên không đề cập đến phiên bản Incoterms đang sử dụng trong quá trình làm hợp đồng. Điều này nếu không được chỉnh sửa kịp thời, thì có thể gây ra không ít rắc rối cho việc đối chiếu, xác minh tính hiệu lực của các điều khoản trong hợp đồng.
3. Chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa
Các quy tắc của Incoterms chỉ được dùng để xác định thời điểm chuyển giao rủi ro, trách nhiệm, chi phí từ người mua đến người bán.
Những nội dung khác về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, hay những hậu quả có thể có khi vi phạm hợp đồng đều không được đề cập đến, nghĩa là chưa được bao gồm trong Incoterms. Vì thế, ở các điều khoản khác của hợp đồng, những vấn đề này nên được thỏa thuận rõ ràng.
4. Mất hiệu luật trước luật địa phương
Nhiều người mới làm xuất nhập khẩu phụ thuộc vào các quy tắc trong Incoterms mà quên mất những luật lệ của quốc gia hay vùng lãnh thổ tham gia mua bán. Có thể do các bạn đó còn chưa nắm rõ tính chất của Incoterms hoặc còn ít kinh nghiệm, chưa linh hoạt trong việc áp dụng.
Cần lưu ý rằng các điều kiện trong Incoterms có thể bị mất hiệu lực nếu trái với luật địa phương. Do đó, các bên cần nghiên cứu và phải tuân thủ luật địa phương trong quá trình thương thảo và thực hiện hợp đồng mua bán.
5. Giữ nguyên bản chất điều kiện cơ sở giao hàng
Khi áp dụng các quy tắc trong Incoterms, chúng ta cần nắm rõ bản chất điều kiện cơ sở giao hàng, và cũng cần phân biệt rõ điều này với nghĩa vụ, trách nhiệm thực tế của các bên trong hợp đồng. Bởi lẽ, tùy theo vị thế mạnh yếu mà mỗi bên có thể đàm phán để tăng thêm hoặc giảm bớt quyền lợi và trách nhiệm của mình. Tuy nhiên trong quá trình thương thảo như vậy, hai bên cần đảm bảo không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng.
6. Quy tắc mang tính bao quát
Các quy tắc trong Incoterms chủ yếu hướng đến những vấn đề chung có liên quan đến việc giao hàng. Còn những vấn đề khác như giá cả hàng hóa, phương thức thanh toán, các yêu cầu về bốc dỡ hàng hóa, lưu kho… thì hoàn toàn không quy định trong Incoterms, và do đó cần được quy định cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng.
Incoterms thực sự đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho các hoạt động thương mại mang tính quốc tế. Nó cung cấp cho bên mua và bên bán những quy tắc có thể tham khảo và áp dụng một cách thống nhất trong thương thảo và kí kết hợp đồng. Tuy nhiên, như đã nói, việc nắm rõ Incoterms là gì là rất cần thiết để không ảnh hưởng đến quá trình đàm phán và thực hiện giao dịch thương mại quốc tế.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!!!
Các dịch khác của SF Express
- Chuyển phát nhanh hỏa tốc, gửi hàng tiết kiệm
- Vận chuyển Trung-Việt
- Vận chuyển bằng đường biển, hàng không,,..
- Mua hộ trên các trang thương mại.
Nhận vận chuyển 63 tỉnh ở Việt Nam:
- Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Kiên Giang.
- Hà Tĩnh, Lai Châu, Quảng Trị, Yên Bái, Điện Biên, Nghệ An, Tuyên Quang, Ninh Bình, Sơn La, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Giang, Bắc Giang, Thanh Hóa, Phú Thọ, Kon Tum, Hòa Bình, Đăk Nông, Cao Bằng, Quảng Bình, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Thái Nguyên, Hưng Yên, Đăk Lăk, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Bình, Hải Dương, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Hà Nam.
- Quảng Ninh, Bình Định, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên, Trà Vinh, Hải Phòng, Hà Nội và Bình Phước.
các dịch vụ khác
chuyển hàng từ Hàn Quốc về Việt Nam