bạn đang tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu máy cắt CNC?
Sfexpress sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc về thủ tục nhập khẩu máy cắt CNC và những lưu ý khi làm thủ tục .
Thủ tục nhập khẩu máy cắt CNC về Việt Nam
Thủ tục nhập khẩu máy cắt CNC cần những hồ sơ gì để đảm bảo đúng quy định, bạn muốn biết thuế nhập khẩu cũng như quy trình nhập khẩu đang là thắc mắc của nhiều khác hàng.
Do mặt hàng máy này không thuộc danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành hay xin giấy phép nên doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu bình thường. Hãy tham khảo bài viết này, chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn, bài viết dưới đây của Vĩnh Cát Logistics sẽ tổng hợp tất cả những vấn đề và khúc mắc bạn đang cần.
HS code máy cắt CNC
CNC là viết tắt của từ Computerized Numerically Controlled là việc ứng dụng công nghệ CNC để cắt kim loại theo đường cong bất kỳ, dựa trên sự điều khiển của phần mềm máy tính. Máy CNC có thể làm việc trong không gian 2D, 3D,…Trong khi đó, các máy cắt kim loại truyền thống chỉ giải quyết được các đường cắt có hình thù nhất định. Máy CNC có thể hoạt động tốt cả trong không gian 3 chiều và dễ dàng thực hiện bởi phần mềm được thiết kế chuyên dụng.
Trong sự phát triển của ngành công nghiệp hiện nay thì ứng dụng của máy CNC càng trở nên quan trọng và rất cần thiết trong nhiều ngành nghề, có thể liệt kê ra một số ứng dụng của gia
công cắt CNC như:
– Khắc họa tiết, hoa văn, hình ảnh 3D, bảng hiệu, quảng cáo
– Khắc và cắt lên gỗ, lên các tấm bằng chất liệu mica, lên các mô hình
– Khắc lên pha lê, thủy tinh, kiếng đá
– Khắc, cắt vật liệu kim loại, gỗ
Máy CNC bao gồm rất nhiều dòng máy khác nhau như máy khắc, máy tiện, máy phai, máy bào v.vv. Nhưng tất cả đều hoạt động theo nguyên lý chung là trục chính sẽ di chuyển theo chiều Z từ trên xuống, bàn máy giữ sản phẩm theo trục X, Y đưa lưỡi cắt lên tất cả bề mặt sản phẩm
Chính sách nhập khẩu máy cắt khắc CNC
HS code máy cắt CNC, xin tham khảo nhóm 8455. Doanh nghiệp lựa chọn mã phù hợp với sản phẩm mình nhập khẩu
Mặt hàng máy cắt CNC chịu mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, thuế VAT 10%.
Dựa vào tính chất, đặc điểm và thực tế hàng hóa để có thể áp mã HS code máy cắt CNC cho phù hợp nhất.
Chú ý: máy khắc cần phân loại theo tính năng và công dụng. Ưu tiên áp theo mã định danh, nếu không có mã định danh thì tuân theo 6 quy tắc áp mã HS.
Mã HS và thuế nhập khẩu của máy cắt CNC (Lưu ý: mã HS mang tính chất tham khảo)
Mã HS của máy cắt CNC: 846592
Thuế nhập khẩu ưu đãi của máy cắt CNC : 3%
Biểu thuế với máy cắt CNC
– Căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định Hải quan.
_Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Cục Kiểm định Hải quan xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
– Khi phân loại hàng hóa cần tham khảo các quy định sau:
-
Điều 8 Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.
-
Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa của Hội đồng hợp tác Hải quan Thế giới.
– Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Về thuế suất công ty tham khảo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ.