Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Trung Quốc – Việt Nam, kể từ sau đại dịch Covid 19, đã có nhiều bước tiến mới. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động thương mại biên giới, hai bên đã thống nhất thực hiện tốt các công việc sau:
- Tiến hành thực hiện công tác khử khuẩn và xét nghiệm trong quá trình thực hiện xuất khẩu hàng hóa.
- Có chứng nhận khử khuẩn, kết quả xét nghiệm trong 24 giờ.
- Có điểm chuyển giao xe khi giao nhận hàng hóa và lái xe phải có giấy chứng nhận về khử khuẩn hàng hóa, xét nghiệm Covid-19.
Hai cửa khẩu quan trọng thuộc tỉnh Lai Châu
1. Cửa khẩu U Ma Tu Khoòng nằm trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, Lai Châu nối Việt Nam với Trung Quốc thông qua cửa khẩu tương ứng Bình Hà.
2.Cửa khẩu Ma Lù Thàng thuộc xã Ma Li Po, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Ma Lù Thàng được coi là mũi nhọn để thúc đẩy nền kinh tế của huyện. Thông thương với cửa khẩu Kim Thủy Hà ở xã Na Phà huyện Kim Bình tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Ma Lù Thàng là cửa khẩu cách các trung tâm kinh tế trong nước khá xa. Tại đây chỉ có thể vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ. Ngoài ra, hệ thống giao thông khá yếu chưa đáp ứng được các xe trọng tải lớn.
Chiều 27.7, thông tin từ UBND tỉnh Lai Châu cho biết, cửa khẩu Ma Lù Thàng được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và sẽ tổ chức công bố trong thời gian tới. Theo đó, hàng hóa, phương tiện và công dân nước thứ 3 sẽ được cho phép xuất nhập cảnh qua cặp Cửa khẩu Ma Lù Thàng – Kim Thủy Hà.
Thủ tục khai báo hải quan là gì?
Trước khi tìm hiểu quy trình khai báo quan tại khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng, Super Fast Express & Logistics sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ định nghĩa về thủ tục hải quan.
Trong lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu, thủ tục hải quan là một trong những thủ tục bắt buộc. Theo đó, cơ quan hải quan của một nước thực hiện các công việc cần thiết theo quy định của pháp luật nước mình để kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Quy trình khai báo hải quan tại khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng
Bước 1: Xác định loại hàng hóa nhập khẩu
Đây là điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm. Xác định loại hàng hóa nhập khẩu: hàng hóa đặc biệt, hàng hóa hạn chế nhập khẩu hay cấm nhập khẩu,…
- Hàng hóa thương mại thông thường: là những lô hàng đủ điều kiện để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu.
- Hàng cấm nhập khẩu: bắt buộc dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu mặt hàng này để những vấn đề pháp lý.
- Hàng phải xin giấy phép nhập khẩu: doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục trước khi đưa hàng về cảng. Nếu không sẽ phát sinh nhiều chi phí để thuê kho chứa, thuê bãi đến lúc được cấp giấy phép.
- Hàng cần được công bố hợp chuẩn hợp quy: tương tự như trên, đối với mặt hàng này doanh nghiệp cần làm thủ tục công bố hợp quy trước khi hàng được đưa về cảng.
- Hàng cần kiểm tra chuyên ngành: đối với mặt hàng này, công tác kiểm tra chuyên ngành sẽ được thực hiện sau khi đưa hàng về cảng. Cơ quan chức năng sẽ đến tận nơi để lấy mẫu kiểm tra. Sau khi có kết quả, doanh nghiệp sẽ tiến hành các công đoạn làm thủ tục còn lại.
Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa
Bộ chứng từ cơ bản gồm:
- Hợp đồng thương mại ( Sale Contract )
- Vận đơn lô hàng ( Bill of Landing )
- Phiếu đóng gói hàng hóa ( Packing List )
- Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng ( C/O )
- Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice )
- Các giấy tờ liên quan khác
Bước 3: Khai và truyền tờ khai hải quan
Sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần tiến hành lên tờ khai hải quan và điền đầy đủ thông tin trên tờ khai trên hệ thống VNACCS của Tổng cục Hải quan. Khi tờ khai hoàn tất và được truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin chính xác và đầy đủ.
Bước 4: Lấy lệnh giao hàng
Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ và mang đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng:
- Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân bản sao
- Vận đơn bản sao
- Vận đơn bản gốc đã được lãnh đạo công ty đóng dấu
Bước 5: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
Sau khi tờ khai được truyền đi, hệ thống sẽ phân luồng hàng hóa thành luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ.
- Luồng xanh: doanh nghiệp in tờ khai và đóng thuế
- Luồng vàng: Đơn vị Hải quan kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng.
- Luồng đỏ: Hàng bị kiểm hóa.
Bước 6: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan
Sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính.
- Thuế nhập khẩu
- VAT
Ngoài ra, tùy vào một số loại hàng, doanh nghiệp có thể phải nộp thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bước 7: Làm thủ tục đổi lệnh và chuyển hàng hóa về kho bảo quản
Doanh nghiệp cần chuẩn bị trước 2 vấn đề như sau:
- Thuê phương tiện chuyên chở đến để lấy hàng về.
- Thuê nhà kho hoặc bến bãi để bảo quản lô hàng.
Lưu ý, doanh nghiệp cần chắc chắn rằng lệnh giao hàng vẫn còn hiệu lực, nếu không thì phải làm việc với hãng tàu để tiến hành gia hạn. Tiếp đến, người đại diện doanh nghiệp sẽ đến phòng thương vụ của cảng để trình các giấy tờ như D/O ( Delievery Oder ), giấy giới thiệu của chủ hàng, mã vạch tờ khai hải quan,… Nhân viên sẽ lên hóa đơn và cho bạn thanh toán những khoản phí cần thiết. Người đại diện chỉ việc nộp phí và nhận phiếu EIR (Equipment Intercharge Receipt ), tức phiếu giao nhận. Sau đó, tiến hành bốc xếp hàng lên xe và chở về kho.
Dịch vụ làm thủ tục khai báo hải quan tại Super Fast Express & Logistics
Super Fast Express & Logistics không chỉ đáp ứng các nhu cầu về vận chuyển hàng hóa, mà còn hỗ trợ khách hàng với dịch vụ làm thủ tục khai báo hải quan uy tín và nhanh chóng. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu, Super Fast Express Logistics cam kết sẽ mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
CẢM ƠN QUÝ KHÁCH HÀNG ĐÃ TIN TƯỞNG VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA SUPER FAST & LOGISTICS!
Tham khảo:
Thủ tục khai báo hải quan tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy