Thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

Đối tác thương mại quan trọng hàng đầu với thị phần ngày càng tăng

Trong nhiều năm, Trung Quốc luôn là đối tác kinh tế, thương mại lớn nhất. Là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai, thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời là quốc gia có quy mô thương mại lớn thứ 5 của Trung Quốc năm 2023.

Tình hình chung

9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu sơ bộ Việt Nam đạt 578,47 tỷ USD. Tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số đó, xuất khẩu tăng 15,4% và nhập khẩu tăng 17,3%; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 20,79 tỷ USD.
Các thị trường có kim ngạch thương mại lớn nhất gồm: Trung Quốc, Mỹ, ASEAN, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản. Chiếm tới 78,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, tương ứng đạt 455,1 tỷ USD. Trung Quốc dẫn đầu nhóm thị trường này với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 148,6 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 43,6 tỷ USD, tăng 1,0% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu đạt 105,0% tỷ USD, tăng 32,5%.
Mặc dù nhập siêu từ Trung Quốc đến 62,4% tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024. Nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ. Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng trưởng ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu từ Việt Nam sang Trung Quốc bao gồm: Dệt may, giày dép, sản phẩm điện tử, nông sản và thủy sản. Việt Nam có 10 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD sang Trung Quốc. Trong đó có 1 nhóm đạt hơn chục tỷ đô là điện thoại và linh kiện (10,86 tỷ USD).

Trái cây xuất khẩu

Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có sự gia tăng thị phần đáng kể. Điển hình như ngành hàng rau quả, thủy sản… Theo đó, 9 tháng đầu năm 2024, hàng rau quả của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc với trị giá 3,79 tỷ USD. Tăng 37,8% (tương ứng tăng 1,04 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Chiếm 67% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc được dự báo sẽ đạt từ 4,5 đến 5 tỷ USD, tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Trong 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam là nguồn cung chuối lớn nhất cho nước này. Với lượng xuất khẩu đạt 459,94 nghìn tấn, trị giá 189,82 triệu USD, tăng 19,6% về lượng và tăng 0,8% về trị giá. Thị phần chuối của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 31,33% trong 8 tháng đầu năm 2023 lên 40,71% trong 8 tháng đầu năm 2024. Như vậy, ngành chuối Việt Nam đã thay thế vị trí nhà cung cấp số 1 của Philippines và đang chiếm lợi thế tại thị trường đông dân nhất thế giới này.
Mới đây, sầu riêng đông lạnh, dừa tươi Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả đến cuối năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD. Vượt hơn 1 tỷ USD so với mục tiêu đã đề ra.
Thúc đẩy xuất khẩu trái cây chính ngạch sang Trung Quốc | Báo Pháp luật  Việt Nam điện tử

Nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu bằng con đường chính ngạch

Hiện nay, Chính phủ Trung Quốc ngày càng siết chặt những quy định quản lý nhập khẩu hàng hóa. Chủ trương tiến hành thương mại chất lượng cao. Đồng thời không ngừng hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, đăng ký doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đăng ký và kiểm tra vùng trồng, cơ sở đóng gói, v.v…
Do vậy, để xuất khẩu được hàng hóa vào thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng được Chính phủ Trung Quốc quy định.

Các hiệp định hợp tác

Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều hiệp định song phương được ký kết trong nhiều lĩnh vực. Nhất là về thương mại như: Hiệp Định Thương mại biên giới Việt – Trung, Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam và Trung Quốc; Hiệp Định Việt Nam – Trung Hoa về đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và công nhận lẫn nhau…
Ngoài ra, hai nước còn có mối quan hệ thương mại đa phương tại Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Bên cạnh các yêu cầu và cam kết về chất lượng, xuất xứ… của sản phẩm. Các Hiệp định thương mại còn là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chính ngạch thúc đẩy phát triển sản phẩm, thị trường, gia tăng giá trị hàng hóa.

Ví dụ

Điển hình như, với cam kết trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc. Đến nay Trung Quốc đã giảm thuế cho hơn 8.000 mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi (mẫu E và RCEP) cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong năm 2023 đứng đầu trong tổng số các thị trường với 19,4 tỷ USD. Theo đó, các mặt hàng xuất khẩu có tỷ lệ sử dụng ưu đãi (theo C/O mẫu E và C/O mẫu RCEP) cao.

Nhờ đó tận dụng được ưu đãi thuế tốt, bao gồm: Rau quả (6,37% tổng kim ngạch xuất khẩu), xơ sợi dệt (3,65%), cao su và các sản phẩm từ cao su (3,27%), giày dép (3,12%), hàng dệt may (1,39%).

Trong tháng 8/2024, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết hai Nghị định thư về yêu cầu kiểm tra, kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh và dừa tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, hiệu lực từ 19/8/2024.

Ưu thế khác

Ngoài những ưu đãi về thuế, nhờ vị trí địa lý gần, chi phí logistics thấp. Vì vậy, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tận dụng lợi thế này để gia tăng cạnh tranh xuất khẩu chính ngạch với các quốc gia. Xuất khẩu hàng hóa theo đường chính ngạch sang Trung Quốc không chỉ hạn chế rủi ro đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, mà còn là yêu cầu cần thiết trong bối cảnh thương mại hóa toàn cầu hiện nay.

Thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

Thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc: Cơ hội và giải pháp

Xuất khẩu chính ngạch đang là một trong những mục tiêu quan trọng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để thành công, các doanh nghiệp cần phải đối mặt với nhiều thách thức và tận dụng các cơ hội mà thị trường này mang lại.

Tại sao xuất khẩu chính ngạch lại quan trọng?

  • Minh bạch:

Giúp doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật của cả hai nước, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

  • Uy tín:

Tăng cường uy tín của sản phẩm và thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế.

  • Mở rộng thị trường:

Tiếp cận được với thị trường tiêu thụ lớn và tiềm năng.

  • Hạn chế cạnh tranh không lành mạnh:

Giảm thiểu tình trạng hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp sản xuất chính hãng.

Những thách thức khi xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

  • Rào cản kỹ thuật:

Các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường của Trung Quốc ngày càng khắt khe.

  • Thủ tục hải quan:

Thủ tục hải quan phức tạp, đòi hỏi nhiều giấy tờ và thời gian xử lý.

  • Cạnh tranh gay gắt:

Thị trường Trung Quốc cạnh tranh rất khốc liệt, đặc biệt với các sản phẩm nông sản, thực phẩm.

  • Văn hóa kinh doanh:

Khác biệt về văn hóa kinh doanh giữa hai nước có thể gây khó khăn trong giao tiếp và đàm phán.

Kết luận

Xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc là một cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để thành công, các doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Nắm vững thông tin thị trường và có những chiến lược kinh doanh phù hợp. Với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức liên quan, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể chinh phục được thị trường tiềm năng này.

Đọc thêm: Gửi Bo Mạch Từ Cần Thơ Sang Trung Quốc Bằng Dịch Vụ SF Express

Đọc thêm: Gửi cốm rang đi Trung Quốc từ quận Hải Châu