Phí DO và những điều bạn cần phải biết
Chắc hẳn bạn đã từng rất nhiều lần nghe tới thuật ngữ nhưng lại chưa có nhiều hiểu biển về nó. Liệu bạn có đang nhầm lẫn giữa phí DO và phí chứng từ. Vậy trong bài viết này hãy tìm hiểu về loại phí này nhé!
Phí DO là gì?
Phí DO được viết tắt từ chữ Delivery Order fee trong tiếng Anh hay còn được gọi là phí lệnh giao hàng. Phí này được sử dụng khi hàng cập cảng đến và hãng tàu làm lệnh DO để giao hàng cho khách hàng. Khách hàng sẽ mang lệnh này ra cảng xuất trình với hải quan để nhận hàng.
Đơn giản có thể hiểu rằng lệnh giao hàng như một giấy chỉ thị, chỉ thị chủ hàng này giao hàng cho người này (người nhận) được đề rõ trong lệnh giao hàng.
Để nhận được hàng, doanh nghiệp bắt buộc phải cung cấp đầy đủ lệnh giao hàng để nhận hàng từ shipper (người giao hàng)
Khi nào lấy lệnh giao hàng
Bạn có thể lấy lệnh giao hàng ngay sau khi tàu cập bến. Forwarder và hãng tàu sẽ gửi giấy báo hàng tới cho người nhận hàng. Một điểm lưu ý là lệnh giao hàng có thể diễn ra trước/sau hoặc cùng lúc với việc làm thủ tục hải quan. Vì nó độc lập, không liên quan đến quy trình làm thủ tục Hải quan.
Các loại lệnh giao hàng
Lệnh giao hàng được phân chia theo chủ thể phát hành lệnh
- Đầu tiên là do hãng tàu phát hành: Lệnh giao hàng của hãng tàu phát hành nhằm yêu cầu người được chỉ định giao hàng cho người nào đó. Ví dụ là người A sẽ phải giao hàng cho người B. Thông thường mối quan hệ sẽ là hãng tàu yêu cầu phải giao hàng cho người giao nhận. Say đó người giao nhận có trách nhiệm giao lại hàng đó cho khách hàng (doanh nghiệp nhập khẩu)
- Thứ hai là do Forwarder phát hành: Lệnh giao hàng của doanh nghiệp vận chuyển. Hiểu đơn giản là doanh nghiệp vận chuyển sẽ ban hành lệnh này để yêu cầu người đang giữ hàng phải giao hàng cho người nhận (doanh nghiệp nhập khẩu)
Khi lấy lệnh giao hàng cần mang những chứng từ gì?
Để lấy được giấy giao hàng, trong những trường hợp thông thường chúng ta cần mang theo những giấy tờ có liên quan như:
– Giấy giới thiệu (sử dụng bản gốc)
– Giấy thông báo đến nhận hàng (sử dụng bản gốc)
– Giấy vận đơn (sử dụng bản gốc)
– Giấy căn cước công dân của người đi lấy lệnh
Nếu lô hàng được thanh toán bằng LC thì bạn cần cung cấp thêm vận đơn gốc nhưng lưu ý là vận đơn cần có đóng dấu của ngân hàng tại mặt sau.
Đối với hàng FCL, hàng full container thì trên lệnh sẽ được đóng dấu là “hàng giao thẳng”. Còn nếu người nhận hàng hay nhà nhập khẩu hạ hàng và cắt trì trên bãi, tải cảng thì trên lệnh DO sẽ được đóng dấu với nội dung là “hàng rút ruột”
Có cần mang tiền theo không?
Một câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc đó chính là khi đi nhận lệnh giao hàng ngoài những giấy tờ có liên quan thì có cần theo mang theo tiền không? Vì vậy, mình xin trả lời như sau. Để lấy được lệnh giao hàng thì bạn cần đóng đầy đủ các khoản sau cho forwarder/hãng tàu, ví dụ như:
– Phí vệ sinh container
_ Phí THC
_ Phí CFS
– Phí Handling
– PHí DO
Để biết rõ chi phí của từng khoản chi bạn có thể liên hệ với lại với hãng tàu để biết được thông tin chính xác nhất.
Một số điểm cần lưu ý
Bên cạnh các giấy tờ và khoản thu bạn cần lưu tâm đến một số lưu ý dưới đây
– Một số hãng tàu sẽ có nhiều yêu cầu hơn mức bình thường. Ví dụ như đòi hỏi vận đơn cần có đóng dấu của chủ hàng. Như vậy để lấy được lệnh giao hàng bạn cần xin dấu của công ty hoặc chủ cửa hàng trước. Hoặc có những hãng tàu sẽ yêu cầu bạn phải xuất trình thêm các giấy tờ như: giấy nộp tiền, biên lai của ngân hàng. Nếu bạn không muốn mất thời gian với những phát sinh này, bạn nên chuẩn bị trước các giấy tờ này để tránh gặp phiền phức trong quá trình nhận lệnh giao hàng.
DO và phí chứng từ
Còn một thuật ngữ mà rất nhiều bạn nhầm lẫn. Đó là lệnh giao nhận và phí chứng từ. Phí DO là viết tắt của chữ Delivery Order fee. Còn phí chứng từ là Documentation fee. Nhiều bạn vẫn hay hiểu sai do sự nhầm lẫn giữa hai từ này. Vì DO giống chữ Documentation nhưng hiểu như vậy là sai hoàn toàn. Phí chứng từ (Documentation fee) khi shipper hay khách hàng nhờ forwarder làm hộ packing list, sales contract và commercial invoice,.. phí đó họ thu được gọi là phí chứng từ. Mong rằng sau khi đọc bài biết này bạn không còn nhầm lẫn giữa lệnh giao hàng và phí chứng từ.
Trong bài viết này chúng tôi đã trả lời cho bạn đầy đủ câu hỏi “Phí DO là gì?” và các thông tin xoay quanh nó. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn hoàn thành tốt công việc của mình trong ngành logistics.