Vận tải đường biển
Trong nền kinh tế hội nhập phát triển như hiện nay, nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ khu vực này đến khu vực khác luôn đóng vai trò thiết yếu, đóng góp rất lớn cho hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức.
Hình thức vận tải ngày một trở nên đa dạng và phong phú: đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt …
Trong đó, vận tải đường biển chiếm 2/3 tổng số lượng hàng hóa được vận chuyển trên thế giới.
Đó là do tàu biển có khả năng chở được một khối lượng hàng hóa rất lớn, kéo theo chi phí sẽ rẻ hơn so với các loại hình khác.Căn cứ dựa trên vùng lãnh thổ mà hàng hóa đó được trao đổi, người ta chia ra thành 2 hình thức : vận tải nội địa (việc chuyên chở tiến hành trên lãnh thổ 1 nước) và vận tải quốc tế (việc chuyên chở diễn ra trên ít nhất là 2 lãnh thổ khác nhau).
Trong đó vận tải quốc tế chiếm tỉ trọng lớn hơn cả.
Vận tải đường biển là gì?
Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa sử dụng phương tiện và cơ sở hạ tầng đường biển để phục vụ cho mục đích vận chuyển. Phương tiện thường dùng sẽ là các tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu… Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm các cảng biển, các cảng trung chuyển…
Vận tải đường biển thích hợp cho những khu vực có vùng biển liền kề và có cảng cho tàu cập bến. Có thể thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong nước hoặc chuyển hàng quốc tế đều được. Vì các tàu vận chuyển thường quy mô và trọng tải lớn nên thông thường hình thức vận tải đường biển được áp dụng nhiều cho ngành xuất nhập khẩu để chở số lượng hàng hóa có khối lượng lớn.
Ưu điểm và các tính phí vận tải đường biển
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa thì vận tải đường biển còn có khá nhiều ưu điểm khác để người gửi hàng có thể lựa chọn:
- Có thể vận chuyển được những khối hàng có kích thước và khối lượng lớn;
- Hầu như không bị hạn chế về số lượng phương tiện và công cụ hỗ trợ vận chuyển;
- Giá thành vận chuyển thấp hơn các loại hình khác;
- Các tuyến đường vận tải trên biển hầu như là tuyến đường giao thông tự nhiên nên ít gặp các trở ngại khi di chuyển so với đường bộ;
- Có tính an toàn cao do ít va chạm giữa các tàu hàng;
- Góp phần mở rộng giao thương quốc tế thông qua đường biển.
Tuy nhiên, vận tải đường biển vẫn có những hạn chế như:
- Không thể giao hàng đến tận nơi trên đất liền, vì vậy sẽ cần kết hợp với các phương thức vận tải khác;
- Thường mất khá nhiều thời gian, thế nên không thật sự phù hợp cho nhu cầu chuyển phát nhanh hàng hóa.
Những mặt hàng bạn nên vận tải đường biển
Ngoài những hàng hóa nghiêm cấm vận chuyển dưới mọi hình thức thì hầu như vận tải đường biển chấp nhận vận chuyển đa số các loại hàng hóa. Đây được xem là một trong những ưu điểm tuyệt vời của vận tải đường biển. Nhờ đó, những hàng hóa mà các hình thức vận chuyển khác từ chối thì người gửi có thể xem xét chuyển qua hình thức vận tải đường biển. Thông thường với hàng hóa chọn vận tải đường biển sẽ được chia làm các chủng loại thuộc các nhóm để đơn vị vận chuyển có được phương án vận chuyển tối ưu nhất.
- Hàng hóa có tính chất lý hóa như: dễ hút ẩm, các loại hàng hóa nguy hiểm như hóa chất, dung dịch, các loại hàng dễ bay bụi như các loại bột…;
- Hàng dễ bị tác động của môi trường như: gia vị, thuốc lá, chè…;
- Hàng không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp…
Ngoài ra, vận tải đường biển còn chia hàng hóa theo hình thức vận chuyển:
- Vận chuyển bằng container với hàng bách hóa là chủ yếu;
- Vận chuyển bằng xà lan đối với các loại khoáng sản, cát, đá…;
- Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh cho những mặt hàng đặc trưng.
Như vậy, từ ưu điểm cũng như quy định về những mặt hàng được vận chuyển bởi hình thức vận tải đường biển thì người gửi có thêm cho mình một lựa chọn vận chuyển hàng hóa hiệu quả. Nếu không đòi hỏi về tốc độ giao nhận thì vận tải đường biển là một trong những phương án vận chuyển tối ưu cho những đơn đơn hàng khối lượng lớn.
Các đặc điểm của loại hình tàu biển
Tàu chợ
Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng nhất định theo một lịch trình định trước. Lịch chạy tàu thường được các hãng tàu công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ khách hàng.
Ðặc điểm tàu chợ:
* Tàu chợ thường chở hàng bách hoá có khối lượng nhỏ.
* Cấu tạo của tàu chợ phức tạp hơn các loại tàu khác.
* Ðiều kiện chuyên chở do các hãng tầu quy định và in sẵn trên vận đơn đường biển để phát hành cho người gửi hàng.
TÀU CHUYẾN
Tàu chuyến là tàu không chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, không ghé qua những cảng nhất định và không theo một lịch trình định trước.
Đặc điểm của tàu chuyến
* Ðối tượng chuyên chở của tầu chuyến
Tầu chuyến thường chuyên chở những loại hàng có khối lượng lớn, tính chất của hàng hoá chuyên chở tương đối thuần nhất và thường chở đầy tầu.
* Tàu vận chuyển
Tầu vận chuyển theo phương thức chuyến thường có cấu tạo một boong, miệng hầm lớn để thuận tiện cho việc bốc hàng.
* Ðiều kiện chuyên chở
Khác với tầu chợ, đối với tầu chuyến, điều kiện chuyên chở, cước phí, chi phí dỡ hàng hoá lên xuống …. được quy định cụ thể trong hợp đồng thuê tầu do người thuê và người cho thuê thoả thuận.
xem thêm về chung tôi : https://sfexpress.vn/