Vận tải hàng không quốc tế

Vận tải hàng không quốc tế

Vận tải hàng không là phương thức vận chuyển ra đời sau những phương thức vận tải khác, song đến thời điểm hiện nay, vận tải hàng không ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong vận tải nội địa và quốc tế. Đây là phương thức vận tải nhanh nhất, an toàn, hiệu quả, phù hợp nhất đối với các loại hàng hóa đang cần vận chuyển có giá trị cao hoặc có yêu cầu về tốc độ thời gian.

SF Express là đối tác tin cậy của các hãng hàng không quốc tế có uy tín, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đội ngũ vận hành nhiều kinh nghiệm, và thông qua mạng lưới đại lý toàn cầu, chúng tôi luôn đảm bảo cho khách hàng dịch vụ vận tải hàng không đi và đến Việt Nam từ tất cả các thành phố lớn trên toàn thế giới.

Vận tải hàng không là gì? Khái niệm Air Cargo

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không (Air Cargo) là hình thức vận chuyển sử dụng phương tiện máy bay vận chuyển hàng hóa, có thể sử dụng máy bay chuyên chở hàng hóa ( Cargo Aircraft hay Freighter) hoặc chở trong phần bụng máy bay dân dụng ( Passenger Plane)

Vận tải hàng khôngĐây là phương thức mà hàng được chuyển bằng máy bay chở hàng chuyên dụng (tiếng Anh là Cargo Aircraft, hay Freighter), hoặc chở trong phần bụng của máy bay hành khách (Passenger Plane)

Hàng hóa vận chuyển đường hàng không chiếm tỉ trọng nhỏ tổng trọng lượng hàng vận chuyển quốc tế (chưa đến 0,5%), trong khi đó lại chiếm tới khoảng 30% về mặt giá trị.

Theo hãng chế tạo máy bay Boeing, trong năm 2012, máy bay chở hàng chuyên dụng đã vận chuyển khoảng 60% các lô hàng air trên toàn cầu, trong khi máy bay hành khách đảm nhiệm 40% còn lại.

Vận chuyển hàng hóa bằng máy bay cho kết quả nhanh nhất, an toàn nhất, tuy nhiên, chi phí cao nhất. Do vậy, phương này thường phù hợp với một số mặt hàng có giá trị cao, nhạy cảm về thời gian như:

  • Thư tín, bưu phẩm nhanh
  • Động vật sống, nội tạng người, hài cốt
  • Hàng dễ hư hỏng như thực phẩm, hoa tươi, hàng ướp bằng đá khô
  • Dược phẩm
  • Hàng hóa giá trị: vàng, kim cương
  • Hàng xa xỉ như đồ điện tử, thời trang…

Ðặc điểm của dịch vụ vận chuyển hàng không quốc tế

Tuyến đường: Một trong những điểm thuận lợi của vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không so với các phương tiện vận chuyển khác là các tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là các đường thẳng nối hai điểm vận tải với nhau. Điều này giúp thời gian vận chuyển nhanh hơn, nhưng kinh phí lại cao hơn so với những phương tiện vận chuyển khác.
Độ an toàn: Tùy vào từng loại hàng hóa khác nhau và số lượng của hàng hóa cũng khác nhau mà khách hàng lựa chọn vận chuyển hàng hóa bằng hàng không. Trong các phương tiện vận chuyển hàng hóa thì vận chuyển bằng hàng không sẽ an toàn hơn rất nhiều so với các phương tiện vận tải khác.
Tốc độ: Xét về tốc độ vận tải của các phương tiện vận chuyển thì tốc độ của vận tải hàng không là cao hơn so với các loại vận tải khác, không những thế tốc độ khai thác còn rất lớn, thời gian vận chuyển nhanh và được rút ngắn rất nhiều. Tuy nhiên, để được ưu việt này thì mức kinh phí chi trả lại rất cao..
Đơn giản hóa chứng từ: Nếu bạn sử dụng phương tiện vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thì các chứng từ cần thiết rất phức tạp, ngược lại, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không do các chặng bay được quy định sẵn và theo quy định của hàng không sẽ giảm bớt sự phức tạp hơn nên đây là phương tiện đơn giản hoá về chứng từ thủ tục so với các phương thức vận tải khác.

Chúng tôi tổ chức các tuyến vận tải hàng không quốc tế từ các thành phố lớn và các sân bay quốc tế của Việt Nam:

Sân bay quốc tế Cần Thơ (VCA), sân bay quốc tế Cát Bi-Hải Phòng (HPH), sân bay quốc tế Cam Ranh-Khánh Hòa (CXR), sân bay quốc tế Phú Quốc-Kiên Giang (PQC), sân bay quốc tế Vinh-Nghệ An (VII), Chu Lai-Quảng Nam (VCL), sân bay quốc tế Phú Bài-Huế (HUI), sân bay quốc tế Đà Nẵng (DAD), Nội Bài-Hà Nội (HAN), Tân Sơn Nhất-TP. Hồ Chí Minh (SGN) đi các quốc gia trong khu vực như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Malysia, Indonesia, Myanmar, Philippines, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Úc (Australia), Canada, … và những quốc gia châu Âu như Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Bỉ, Ba Lan, Ý (Italia), …

Chúng tôi là đại điện cargo chính thức của các hãng hàng không lớn như:

Vietnam Airlines (VN), Japan Air (JAL), Vietjet Air VJ), Asiana Airline (OZ), Thai Airway (TG), Area Flot, China Airlines (CI), Emirate Airway (Ek)… ViettelCargo cam kết cung cấp dịch vụ tốt nhất tới quý khách hàng.

Quy trình giao nhận vận chuyển hàng không

Người gửi hàng gửi yêu cầu và cung cấp thông tin về hàng hóa và các thông tin liên quan

  • Khách hàng và SF Express thống nhất về việc giao nhận và vận chuyển hàng hóa.
  • Nhận hàng từ người gửi hàng tại Trạm hàng hóa các sân bay, cảng hàng không, … Trường hợp quý khách hàng có yêu cầu, chúng tôi có dịch vụ nhận và vận chuyển hàng hóa từ cơ sở của người gửi hàng tới sân bay.
  • Thay mặt khách hàng thực hiện một số công việc tại cảng hàng không: dán nhãn hàng hóa, cân hàng hóa. Ngoài ra, trường hợp được yêu cầu, SF Express nhận thực hiện thủ tục Hải quan thay cho người gửi hàng: chuẩn bị tờ khai, kiểm hóa, đóng thuế, …
  • Dựa trên thông tin về hàng hóa và của hãng hàng không (Airline), SF Express cấp phát vận đơn hàng không cho người gửi hàng (Air way Bill).
  • Quý khách hàng thanh toán cước vận tải và các chi phí liên quan.
  • SF Express hỗ trợ đại lý hoặc người nhận hàng (Consignee) bên phía nước nhập khẩu.

Ngoài ra, đối với một số trường hợp hàng hóa đặc biệt, SF Express sẽ lựa chọn mâm chứa hàng (Pallet/container hàng không) và phương thức xếp dỡ phù hợp.

Đồng thời, chúng tôi có cung cấp một số dịch vụ về khai báo Hải quan, xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận (CO, CQ), các loại giấy phép con, …

Quy định tiếp nhận hàng hóa vận chuyển hàng không

Khi tiếp nhận lô hàng vận chuyển đường hàng không, nhân viên thực hiện cần tuân thủ những quy định sau:

  • Việc vận chuyển không bị cấm bởi luật pháp hoặc quy định của các quốc gia liên quan trên hành trình của lô hàng.
  • Hàng hoá được đóng gói, đánh dấu, dán nhãn theo đúng quy cách phù hợp với vận chuyển đường hàng không.
  • Hàng hoá có đầy đủ các tài liệu cần thiết đi kèm.
  • Hàng hoá không gây nguy hại đến tàu bay ( máy bay ), tài sản, con người và hàng hoá khác.
  • Goldtimes có quyền từ chối vận chuyển hàng hoá khi hoàn cảnh yêu cầu mà không phải chịu bất kỳ một trách nhiệm nào.

Các bên tham gia trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Nếu xét theo góc độ của người gửi hàng, bạn sẽ thấy có nhiều những bên tham gia vào vận chuyển hàng air:

  • Các công ty bưu chính (Postal Company) vận chuyển thư tín hàng không, với phong bì tài liệu và các gói bưu phẩm có trọng lượng đến 30 kg. Các công ty này thuê dịch vụ vận chuyển của các hãng hàng không. Ví dụ: EMS, Viettel
  • Các công ty chuyển phát quốc tế (Courier) vận chuyển các phong bì tài liệu và các bưu kiện tới 75 kg, và cũng thuê lại dịch vụ chuyển hàng của các hãng hàng không. Ví dụ: Kerry Express.
  • Các công ty chuyển phát nhanh quốc tế (Integrator), chuyển phòng bì và gói hàng đến 75 kg. Họ thường dùng máy bay vận tải riêng của mình, và có thể thuê lại 1 phần dịch vụ của các hãng hàng không. Ví dụ: DHL Express, FedEx, TNT Express, UPS
  • Các công ty giao nhận hàng không (Air Cargo Forwarder), vận chuyển các gói hàng và các lô hàng đóng ghép trên 75kg, bằng cách thuê lại dịch vụ của các hãng hàng không. Ví dụ: Agility, CEVA Logistics, C.H. Robinson, Damco, DB Schenker
  • Các hãng hàng không (Airline), và các công ty khai thác máy bay (Air Operator), sử dụng máy bay của mình để vận chuyển hàng hóa & hành khách.

Vận tải hàng khôngViệc vận chuyển hàng hóa trong chặng đường hàng không giữa các sân bay thực sự là do các hãng hàng không, hoặc các nhà khai thác máy bay thực hiện. Tất nhiên, những công ty chuyển phát nhanh quốc tế có máy bay riêng sẽ tự vận chuyển đa số hàng hóa mà mình làm dịch vụ, phần còn lại mới thuê các hãng hàng không.

Như vậy thì các công ty bưu chính, chuyển phát, và giao nhận hàng không chính là khách hàng của các hãng hàng không.

Thực tế thì các công ty giao nhận hàng không vẫn là những khách hàng “truyền thống” và quan trọng của các hãng hàng không. Theo Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA), các công ty fowarder chiếm tới 80% các lô hàng vận chuyển quốc tế bằng máy bay. Họ nhận các lô hàng air theo phương thức từ cửa đến cửa (door-to-door) cho khách hàng của mình. Còn các hãng hàng không sẽ chuyên trách trong việc chuyển hàng từ sân bay tới sân bay (airport-to-airport).

Cơ sở hạ tầng cần thiết cho vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

– Cảng hàng không (Air port)

Cảng hàng không là nơi đỗ cũng như cất hạ cánh của máy bay, là nơi cung cấp các điều kiện vật chất kỹ thuật và các dịch vụ cần thiết liên quan tới vận chuyển hàng hoá và hành khách.

Cảng hàng không có các khu vực làm hàng xuất, hàng nhập và hàng chuyển tải.

– Máy bay.

Máy bay là công cụ chuyên chở của vận tải hàng không. Máy bay có nhiều loại. Loại chuyên chở hành khách cũng có thể nhận chuyên chở hàng dưới boong. Loại chuyên chở hàng và loại chở kết hợp cả khách cả hàng.

– Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng.

Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng ở cảng hàng không cũng đa dạng và phong phú. Có các trang thiết bị xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá trong sân bay. có trang thiết bị xếp dỡ hàng hoá theo đơn vị. Ngoài ra còn có các trang thiết bị riêng lẻ như pallet máy bay, container máy bay, container đa phương thức…

Áp dụng Incoterms trong vận tải hàng không

Vận tải hàng không

Theo kinh nghiệm xử lý vận tải hàng không cho cho khách hàng của SF Express, nhiều trường hợp khách hàng để trên hợp đồng và hóa đơn thương mại điều kiện FOB hay CIF cho hàng air, kiểu như: FOB Incheon, CIF Nội Bài…

Để như vậy là không đúng với hướng dẫn của ICC.

Cụ thể, trong 11 điều kiện giao hàng của Incoterms 2010, có 4 điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải biển và thủy nội địa (FAS, FOB, CFR, CIF). Điểm phân chia rủi ro giữa người mua và người bán là “lan can tàu”. Nếu áp dụng cho hàng air thì làm gì có “lan can tàu”, và nếu không may xảy ra tổn thất thì sẽ không có căn cứ để phân chia trách nhiệm. Do đó, không nên sử dụng theo thói quen như vậy, mặc dù hải quan cũng thường bỏ qua lỗi này khi thông quan.

Trong khi đó, 7 điều kiện còn lại của Incoterms 2010 có thể áp dụng cho mọi phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không. Vì vậy bạn nên sử dụng các điều kiện mà điểm phân chia rủi ro là lúc hàng hoá được giao cho người vận chuyển (carrier hay forwarder). Cụ thể:

  • FOB => FCA
  • CFR => CPT
  • CIF => CIP

Những thuật ngữ phổ biến trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Dưới đây là một số thuật ngữ phổ biến trong vận tải hàng không, trong đó có những chữ cái viết tắt, hầu hết đều xuất phát từ tiếng Anh:

  • A2A – Airport-to-Airport: vận chuyển từ sân bay khởi hành tới sân bay đích
  • ATA – Actual Time of Arrival: Thời gian đến thực tế
  • ATD – Actual Time of Departure: Thời gian khởi hành thực tế
  • AWB – Air Waybill: vận đơn hàng không, lại được chia thành MAWB – Master Air Waybill (vận đơn chủ do hãng hàng không phát hành) và HAWB – House Air Waybill (vận đơn nhà do người giao nhận phát hành)
  • Booking: Đề nghị lưu chỗ trên máy bay, được hãng hàng không xác nhận
  • Dimensional Weight: Số đo trọng lượng thể tích, là khoảng trống hoặc khối lượng của lô hàng.
  • FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt: Giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận
  • FTC – Forwarder’s Certifficate of Transport: Giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận
  • FWR – Forwarder’s Warehouse Receipt: Biên lai kho hàng của người giao nhận (cấp cho người xuất khẩu)
  • GSA – General Sales Agent: Đại lý khai thác hàng được hãng hàng không chỉ định
  • IATA – International Air Transport Association: Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
  • NOTOC – Notification To Captain: Thông báo cho cơ trưởng, là danh sách hàng hóa trên máy bay báo cho cơ trưởng chuyến bay biết
  • TACT – The Air Cargo Tariff: Bảng cước vận chuyển hàng hóa hàng không, do hãng hàng không công công bố
  • POD – Proof Of Delivery: Bằng chứng giao hàng, chứng từ thể hiện về việc người vận tải đã giao hàng theo thỏa thuận.
  • Volume charge: Cước phí vận tải hàng không tính theo dung tích hàng (thay vì trong trọng lượng)
  • Weight charge: Cước phí hàng không tính theo trọng lượng hàng hóa thực tế

Một số yêu cầu về hàng hóa khi vận chuyển hàng không

Khi sử dung dịch vụ vận tải hàng không, Quý khách cần đáp ứng những yêu cầu sau đây để lô hàng được đảm bảo đúng với quy định của pháp luật về Luật vận tải hàng không 

  • Hàng hoá có thể vận chuyển an toàn trong điều kiện phục vụ bình thường.
  • Hàng hoá có thể chịu đựng được trong điều kiện thời tiết thông thường như: mưa, gió, nóng và lạnh.
  • Việc đóng gói phải đảm bảo hàng hoá không làm tổn hại cho người, hàng hoá và tài sản.
  • Mỗi kiện hàng phải được đánh dấu xác định người gửi hàng, người nhận hàng đảm bảo dễ nhìn và không bị mờ.
  • Mỗi kiện hàng phải được dán nhãn nhận dạng hàng hoá và nhãn hàng hoá đặc biệt (khi gửi hàng đặc biệt) theo yêu cầu của người vận chuyển tuỳ từng loại hàng.
  • Các kiện hàng có chứa hàng giá trị phải được đóng gói chắc chắn và được niêm phong nếu được người vận chuyển yêu cầu.

Lợi ích dịch vụ vận tải hàng không quốc tế của SF Express

  • Tuyến vận tải, vận chuyển đường hàng không toàn cầu
  • Cộng tác với các đại lý hãng hàng không uy tín
  • Thu xếp hàng trên tất cả các hãng hàng không
  • Kết nối linh hoạt các hãng hàng không
  • Tần suất vận tải, vận chuyển hàng ngày
  • Thu xếp hàng thông thường, hàng tươi sống, hàng đông lạnh, hàng nguy hiểm
  • Tư vấn, cập nhật thông tin liên tục khi có yêu cầu
  • Giá cả cạnh tranh, ưu đãi lượng hàng lớn và thường xuyên
  • Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm.
  • Bảo hiểm hàng hóa 100%.

Hãy liên hệ để được tư vấn chi tiết về Dịch vụ vận chuyển hàng không quốc tế của SF Express!