Xuất khẩu ngày 10-12/7: Giá gạo thấp hơn Thái Lan; chi hơn 600 triệu USD mua thịt lợn; Trung Quốc, Ấn Độ thích chè Việt
Giá gạo Việt xuất khẩu thấp hơn gạo Thái Lan
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam bất ngờ “lao dốc” từ 58-83 USD/tấn. Một số loại gạo của Việt Nam chào bán thấp hơn gạo Thái Lan.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sau khi giảm mạnh 58 USD/tấn, giá gạo xuất khẩu 5% tấm được chào bán trên thị trường thế giới có giá 410 USD/tấn, gạo 25% tấm có giá 390 USD/tấn; sau khi giảm 83 USD/tấn, gạo 100% tấm xuất khẩu với giá 330 USD/tấn.
Như vậy, hiện nay khoảng cách giá gạo xuất khẩu của Việt Nam so với các nước đã rút ngắn, chỉ cao hơn gạo Ấn Độ 27 USD/tấn đối với gạo 5% tấm, thấp hơn 37 USD/tấn đối với gạo 25% tấm, thấp hơn 37 USD/tấn đối với gạo 100% tấm.
Điều đáng nói là giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam chỉ cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan 1 USD/tấn, thấp hơn gạo 5% tấm của Thái Lan 3 USD/tấn, thấp hơn gạo 100% tấm của Thái Lan đến 36 USD/tấn.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ cao hơn gạo Pakistan 17 USD/tấn (gạo 5% tấm), cao hơn 47 USD/tấn (gạo 25% tấm) và gạo 100% tấm của Việt Nam chỉ cao hơn gạo cùng loại của Pakistan ở mức 3 USD/tấn.
Chè Việt sang Trung Quốc, Ấn Độ tăng ‘”chóng mặt”
Trong nửa đầu năm 2021, xuất khẩu chè ước đạt 58 nghìn tấn, trị giá 95 triệu USD, tăng 0,1% về lượng và tăng 5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Giá chè xuất khẩu bình quân trong nửa đầu năm 2021 ước đạt 1.643,6 USD/tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu chè của Việt Nam tới thị trường Pakistan chiếm tỷ trọng cao nhất trong 5 tháng đầu năm 2021;
Tiếp theo là xuất khẩu tới thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Nga.
Đáng chú ý, xuất khẩu chè sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2021, đạt 4,55 nghìn tấn, trị giá 6,76 triệu USD, tăng 104,8% về lượng và tăng 87,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Ngoài ra, xuất khẩu chè sang thị trường Irap, Malaysia và Ấn Độ cũng tăng rất mạnh trong 5 tháng đầu năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ đạt 1,4 nghìn tấn, trị giá 1,74 triệu USD, tăng tới 560,5% về lượng và tăng 457,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Indonesia dừng áp dụng chống bán phá giá tôn lạnh
Mặt hàng tôn lạnh có xuất xứ từ Việt Nam khi xuất khẩu vào Indonesia sẽ không phải chịu thuế chống bán phá giá mà theo cáo buộc có thể lên đến 49,2%.
Tổng lượng nhập khẩu mặt hàng tôn lạnh của Indonesia từ Việt Nam vào khoảng 365 ngàn tấn, tương đương với kim ngạch khoảng 290 triệu USD/năm.
“Đây là kết quả tích cực đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam sau gần 2 năm hợp tác và cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra Indonesia”, Cục Phòng vệ thương mại nêu rõ.
Tuy nhiên, Cục Phòng vệ thương mại lưu ý, các mặt hàng thép vẫn là nhóm mặt hàng có tính chất nhạy cảm, dễ bị các nước tiến hành điều tra phòng vệ thương mại. Vì vậy, trong thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Thép Việt Nam và các doanh nghiệp liên quan theo dõi những diễn biến mới phát sinh tại các thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường Indonesia nói riêng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Việt Nam chi 602,45 triệu USD nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt
Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 5/2021, nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt đạt 71,4 nghìn tấn, trị giá 138,08 triệu USD, tăng 70,3% về lượng và tăng 117,1% về trị giá so với tháng 5/2020.
Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt đạt 307,42 nghìn tấn, trị giá 602,45 triệu USD, tăng 17,7% về lượng và tăng 45% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Nga, Mỹ, Ấn Độ, Hà Lan và Ba Lan là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt cho Việt Nam.
Nga là thị trường lớn nhất cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt cho Việt Nam trong tháng 5/2021
Với 10,16 nghìn tấn, trị giá 21,82 triệu USD, tăng 282,1% về lượng và tăng 304,1% về trị giá so với tháng 5/2020, chiếm 14,2% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu của Việt Nam trong tháng.
Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ thị trường Nga đạt 45,75 nghìn tấn, trị giá 97,49 triệu USD, tăng 493,2% về lượng và tăng 437,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Riêng đối với sản phẩm thịt lợn, trong tháng 5/2021, Việt Nam nhập khẩu 14,63 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, trị giá 33,52 triệu
Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 63,5 nghìn tấn, trị giá 146,41 triệu USD, tăng 142,2% về lượng và tăng 130,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Tháng 5/2021, Việt Nam nhập khẩu thịt lợn sống ướp lạnh hoặc đông lạnh từ 9 thị trường, trong đó chủ yếu nhập khẩu từ Australia chiếm 37,8%; Canada chiếm 28%; Mỹ chiếm 18,7%; Đan Mạch chiếm 7,7% và New Zealand chiếm 3,1%…
Trong 5 tháng đầu năm 2021, Nga là thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam với 27,41 nghìn tấn, trị giá 74,96 triệu USD, tăng tới 608,6% về lượng và tăng 544,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, giá nhập khẩu trung bình đạt 2.751 USD/tấn, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2020.
Các dịch vụ khác:
chuyển hàng từ Nhật về Việt Nam