CBM là gì? Cách tính CBM

CBM là một thuật ngữ quá quen thuộc với các bạn làm trong ngành xuất nhập khẩu. CBM là một đại lượng để tính được mức giá thành phải thu khi vận chuyển cho khách hàng. Vậy CBM được tính như nào?

CBM là gì?

CBM là gì? Cách tính như thế nào? Ý nghĩa của từ CBM

CMB là viết tắt của từ tiếng anh “Cubic Meter”. Hay chúng ta vẫn gọi nhanh là mét khối (m3). CBM được sử dụng để đo khối lượng, kích thước của gói hàng từ đó nhà vận chuyển áp dụng để tính chi phí vận chuyển. Nhà vận chuyển có thể quy đổi CBM (m3) sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển cho các mặt hàng nặng hay nhẹ khác nhau.

Cách tính CBM

Cách tính Cbm đã được quy ước chung của các đơn vị xuất nhập khẩu dành cho các loại mặt hàng được vận chuyển đưa lên container. Do đó muốn tính được khối lượng hàng hóa ta chỉ cần dựa vào công thức sau:
CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện
Các đơn vị chiều dài, rộng, cao quy đổi sang mét (m) do đó CBM đơn vị là mét khối (m3)
Ví dụ : Bạn có 10 thùng hàng dài 30cm , rộng 50cm và cao 20cm
Vậy công thức sẻ là : ((30*50*20)/1000000)*10 = 0.3 CBM

CBM trong container

CBM là gỉ? Cách tính CBM

Tỉ lệ quy đổi cbm sang kg

Đối với các phương thức vận chuyển khác nhau sẽ có cách quy đổi CBM sang kg khác nhau
Ở đường hàng không: 1 CBM là tương đương 167 Kg
Đường bộ: 1 CBM lại bằng 333 kg
Còn đường biển thì 1 CBM = 1000 kg

Cách tính Cbm với hàng Air


1 CBM quy đổi thành 167 kg theo đường hàng không

Ví dụ:
Vậy nếu bạn cần vận chuyển lô hàng 10 kiện
Kích thước 1 kiện : 150cm x 120cm x 110
Trọng lượng : 55kg
Vậy tổng trọng lượng thực tế : 55×10 = 550kg
Trọng lượng CBM : 1.5 x 1.2 x 1.1 x 10 = 19,8 CBM * 167 = 3306,6 kg
Vậy trọng lượng thể tích lớn hơn trọng lượng thực tế. Thì lấy trọng lượng thể tích để tính phí vận chuyển

Cách tính Cbm với hàng sea

1 CBM quy đổi thành 1000kg theo đường biển
Ví dụ:
Giả sử rằng chúng ta muốn vận chuyển một lô hàng bao gồm 10 kiện với các thông số như sau:
Kích thước của mỗi kiện: 120cm x 100cm x 150cm
Trọng lượng của mỗi kiện: 800kgs / trọng lượng tổng 1 kiện
Tổng trọng lượng của lô hàng là 8000 kg.
Trọng lượng CBM: 1,2m x 1m x 1,5m x 10=18 CBM
Trọng lượng thể tích của lô hàng: 18 x 1000=18000 kg
Vậy trọng lượng thể tích > trọng lượng thực tế vì vậy bạn nên dùng trọng lượng thể tích 18000kg để tính cước phí vận chuyển.

Cách tính CBM hàng Road (Đường bộ)

1 CBM quy đổi thành 333kg theo đường bộ
Ví dụ:
Lô hàng đường bộ có 10 kiện:
Kích thước 1 kiện: 120cm x 100cm x 180cm
Trọng lượng 1 kiện: 960kgs/gross weight
Tổng trọng lượng của 10 kiện: 9.600 kgs
Trọng lượng Cbm:1.2m x 1m x 1.8m x 10 = 21.6cbm
Trọng lượng thể tích (volumetric weight) lô hàng: 21.6 x 333=7192,8kg

Vậy trọng lượng thực tế lớn hơn trọng lượng thể tích vì vậy bạn nên dùng trọng lượng thực tế 9600kg để tính cước phí vận chuyển.

Cách tính cbm với hàng LCL

Hàng LCL (Less than Container load) hay còn gọi là hàng lẻ hoặc cách khác là hàng consol. Hàng LCL sẽ được phân biệt với hàng FCL ( Full Container Loading). Hàng FCL là hàng hóa chủ hàng đã xếp đủ nguyên một container mà không cần ghép với lô hàng của chủ hàng khác.
Cách tính thể tích hàng hóa khi đóng vào container còn phải tùy thuộc căn cứ vào quy định cước tính của nó. Chúng ta so sánh giữa trọng lượng của hàng hóa và thể tích của hàng hóa và xem cái nào lớn hơn thì theo cái đó.
Công thức:
CBM = (Chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện
Nếu 1 tấn >= 3Cbm đây là hàng nhẹ được áp dụng bảng giá Cbm
Nếu 1 tấn < 3 Cbm đây là nặng sẽ được áp dụng bảng giá kgs
Quy ước: 1 tấn =3 Cbm hoặc 1cbm=333kgs