MSDS là gì? Có những nội dung quan trọng nào?

Một loại chứng từ thường gặp trong bộ hồ sơ xuất nhập khẩu là MSDS, hay còn gọi là Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất.

Vậy MSDS là gì? Ứng dụng thế nào trong xuất nhập khẩu hàng hóa?

Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái niệm và các vấn đề xoay quanh thuật ngữ này.

MSDS là gì?

Đầu tiên, MSDS là viết tắt của cụm từ Material Safety Data Sheet, tức là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. Đây là một văn bản chứa các thông tin của một loại hóa chất nào đó. Mục đích của tài liệu này là để giúp cho những người làm việc tiếp xúc gần với loại hóa chất đó có thể chủ động đảm bảo an toàn cũng như xử lý tình huống khi bị ảnh hưởng.

MSDS thường được sử dụng đối với các mặt hàng có khả năng gây ra nguy hiểm trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản… Tài liệu này sẽ đưa ra những chỉ dẫn cụ thể để giúp phòng tránh và xử lý trong những trường hợp rủi ro hóa chất có thể gây ra.

Vì thế, khi bạn muốn xuất nhập khẩu hàng nguy hiểm, thì bắt buộc phải xuất trình MSDS thì người vận chuyển mới xem xét có nhận vận chuyển hay không.

MSDS gồm những nội dung gì?

Trong giao dịch mua bán quốc tế, MSDS sẽ do người gửi hàng (Shipper) cung cấp. Shipper có thể là công ty thương mại, công ty sản xuất, hoặc nhà phân phối… Vì vậy không có mẫu chung bắt buộc hay quy tắc nào cho hình thức của 1 MSDS, tuy nhiên 1 MSDS đầy đủ nội dung thì có thể gửi cho người bán cũng như làm thủ tục hải quan, thủ tục khai báo hóa chất. Các nội dung đó là:

Tên thương mại: Là tên được thể hiện trên các chứng từ mua bán, chứng từ vận tải. Đối với các hóa chất là hợp chất, hóa chất gồm nhiều thành phần hóa học thường sẽ có tên gọi riêng, thông dụng hơn tên khoa học.

Tên khoa học – tên hóa học: Mục đích của MSDS mô tả tóm tắt hóa chất, bởi vậy không thể thiếu tên khoa học.

Mã CAS: Mã CAS là thông tin bắt buộc phải được thể hiện trên MSDS (CAS là viết tắt của Chemical Abstracts Service –  dịch vụ tóm tắt hóa chất), tên gọi Việt hóa nghe hơi thô và dài, nên chúng ta có thể cứ gọi với nhau là mã CAS cho thuận tiện. Mã CAS này là một chuỗi số định danh duy nhất của 1 nguyên tố hóa học; hợp chất hóa học; polyme; chuỗi sinh học; hỗn hợp và hợp kim.

Tên, địa chỉ và các thông tin của nhà sản xuất

Thuộc tính vật lý: Thể hiện trạng thái rắn-lỏng-khí của hóa chất ở điều kiện thông thường cũng như màu sắc, độ sôi, điểm bắt lửa, khả năng hòa tan trong dung môi,…

Thông tin thành phần hóa học: Công thức hóa học, họ hóa chất, tính axit, tính bazơ,…

Các thông tin bổ sung: Quy trình làm việc với hóa chất; dụng cụ làm việc được phép tiếp xúc với hóa chất; quy định về đóng gói; những tác động có thể có lên môi trường;…

Mục đích & công dụng của MSDS

Dựa vào khái niệm tôi vừa nêu, hẳn bạn đã hình dung được phần nào công dụng của MSDS, chúng ta cùng liệt kê nhé:

  • Cảnh báo về các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng, các quy trình phải tuân thủ khi tiếp xúc.
  • Cách xử lý nếu không may xảy ra sự cố.
  • Xây dựng phương án vận chuyển, xếp dỡ.
  • Xây dựng phương án bảo quản trên tàu và tại kho bãi của cảng sao cho không gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới hàng hóa khác.
  • Là một chứng từ mà hải quan có thể sẽ yêu cầu cung cấp bổ sung vào bộ hồ sơ xuất nhập khẩu.

Mã CAS của MSDS trong khai báo hải quan

Mã CAS là một thông số quan trọng trong MSDS, tôi nêu trong mục 3 phía trên.

Mã CAS cần thiết như thế nào?

Như đã nêu ở trên, mỗi hóa chất chỉ tương ứng với 1 mã duy nhất. Điều này hết sức cần thiết, vì với danh mục hàng chục triệu nguyên tố hóa học, hợp chất hóa học thì để tra cứu, tìm cứu thông tin, chúng ta cần dựa vào một yếu tố khác ngoài tên gọi. Và đó cũng là lý do mã CAS ra đời.

Chẳng hạn như ảnh dưới đây, mã CAS của hóa chất này là 1533-45-5.

MSDS là gì? Có những nội dung quan trọng nào?

Mã CAS trong khai báo hải quan?

Dựa vào mã CAS mà chủ hàng, người khai báo hải quan sẽ tra cứu được loại hóa chất hướng tới có được phép nhập khẩu hay không. Nếu được phép, thì thủ tục nhập khẩu hóa chất đó như thế nào, làm nhập bình thường hay phải khai báo hóa chất.

Vậy tra cứu Mã CAS như thế nào? Cũng đơn giản thôi, bạn chỉ cần dựa vào các Phụ lục 1 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP là có thể tra cứu được.

Tra cứu MSDS ở đâu?

Ngoài việc hiểu rõ MSDS là gì, bạn có thể còn muốn biết xem có thể tìm hoặc tra cứu MSDS ở đâu.

Như tôi đã nêu ở trên, chưa có quy định bắt buộc MSDS phải theo 1 mẫu cố định nào. Vì vậy mỗi MSDS được tạo ra có thể sẽ có hình thức không giống nhau, miễn sao đủ nội dung là được (đọc tới đây chắc hẳn bạn sẽ thấy cái này có gì đó giống giống với catalog của hàng hóa đúng không nào?).

Xuất phát từ vấn đề đó, SDS được ra đời (viết tắt của Safety Data Sheet). SDS sẽ được làm theo quy chuẩn quốc tế của GHS (GHS là Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất được Liên hợp quốc phát triển để thay thế các bộ tiêu chuẩn phân loại và tạo nhãn riêng ở mỗi quốc gia khác nhau).

SDS chỉ có một dạng duy nhất và gồm 16 nội dung:

  1. Thông tin nhận dạng và nhà cung cấp
  2. Nhận dạng mối nguy hại
  3. Thành phần
  4. Biện pháp sơ cứu
  5. Biện pháp chữa cháy
  6. Các biện pháp ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất
  7. Thao tác và lưu trữ
  8. Kiểm soát phơi nhiễm/ Bảo hộ cá nhân
  9. Đặc tính lý hóa
  10. Tính ổn định và khả năng phản ứng hóa học
  11. Thông tin về độc tính
  12. Thông tin sinh thái
  13. Các cân nhắc về thải bỏ
  14. Các lưu ý khi vận chuyển
  15. Thông tin về luật định
  16. Thông tin khác…

Vậy khi nắm được sự khác nhau giữa MSDS và SDS thì chúng ta hoàn toàn có thể chuyển đổi được MSDS sang SDS. Xu hướng hiện nay là chuyển từ MSDS sang SDS để đảm bảo tính Quốc tế cũng như lược bỏ được các nội dung không cần thiết gây phức tạp.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!!!

Các dịch khác của SF Express

  • Chuyển phát nhanh hỏa tốc, gửi hàng tiết kiệm
  • Vận chuyển Trung-Việt
  • Vận chuyển bằng đường biển, hàng không,,..
  • Mua hộ trên các trang thương mại.

Nhận vận chuyển 63 tỉnh ở Việt Nam:

  • Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Kiên Giang.
  •  Hà Tĩnh, Lai Châu, Quảng Trị, Yên Bái, Điện Biên, Nghệ An, Tuyên Quang, Ninh Bình, Sơn La, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Giang, Bắc Giang, Thanh Hóa, Phú Thọ, Kon Tum, Hòa Bình, Đăk Nông, Cao Bằng, Quảng Bình, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Thái Nguyên, Hưng Yên, Đăk Lăk, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Bình, Hải Dương, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Hà Nam.
  •  Quảng Ninh, Bình Định, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên, Trà Vinh, Hải Phòng, Hà Nội và Bình Phước.

các dịch vụ khác

 gửi hàng đi Nhật

vận chuyển thép xây dựng

vận chuyển hàng Nhật 

Chuyển phát nhanh Trung 

chuyển hàng đi Mỹ 

Mua hộ hàng Thái Lan về Việt

chuyển hàng từ Hàn Quốc về Việt Nam

Bạn đang có nhu cầu mua hộ uy tín, giá rẻ. Hãy liên hệ ngay SF Express qua hotline 0902366020 của chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ để lựa chọn dịch vụ tốt nhất!!!