Thủ Tục Nhập Khẩu Nguyên Liệu Trà Sữa Đài Loan Vào Việt Nam

Các thủ tục về nhập khẩu nguyên liệu trà sữa Đài Loan vào Việt Nam

Trà sữa – thức uống yêu thích của giới trẻ

Trà sữa được bắt nguồn ở Đài Loan từ thập niên 80 của thế kỷ trước và khoảng 20 năm sau thì được du nhập vào Việt Nam. Khoảng vài năm sau đó thì trà sữa trân châu xuất hiện khá phổ biến tại các quán đồ uống giải khát cho đến 2009 thì rộ lên các thông tin trân châu được làm từ nguồn nguyên liệu không sạch, từ nhựa, từ cao su khiến cho rất nhiều hàng quán đã phải đóng cửa hoặc loại bỏ trà sữa trân châu ra khỏi thực đơn của cửa hàng.

Giai đoạn tiếp theo của trà sữa tại Việt Nam là từ 2012, bắt đầu xuất hiện các chuỗi cửa hàng trà sữa được đăng ký thương hiệu, đăng ký công thức và có giấy chứng nhận an toàn của các cơ quan chuyên trách cấp. Có thể kể tới một vài thương hiệu có thị phần lớn tại Việt Nam như: Gong Cha, Royal Tea, Phúc Long, Toco Toco, KOI, Heekcaa, Lee Tee…

Thủ Tục Nhập Khẩu Nguyên Liệu Trà Sữa Đài Loan Vào Việt Nam
Thủ Tục Nhập Khẩu Nguyên Liệu Trà Sữa Đài Loan Vào Việt Nam

Đối với mỗi thương hiệu sẽ có cho riêng cho mình một loại công thức không giống với các thương hiệu khác để đảm bảo hương vị và chất riêng của mình, cũng như không vi phạm vào nguyên tắc bảo hộ thương hiệu. Tuy nhiên, thì hầu hết các loại trà sữa đều được pha chế từ:

  • Trà: lục trà, trà đen, trà ô long…
  • Bột sữa
  • Topping: trân châu đen, trân châu trắng, thạch hoa quả…
  • Các loại nguyên liệu phụ: kem, sữa, siro hoa quả, đường, bơ…

Qua kinh nghiệm nhập khẩu mặt hàng này, tôi nhận thấy rằng nếu như đơn vị nào nhập nguyên liệu qua đường biển thì sản phẩm đầu ra đạt mức an toàn rất cao bởi vì phải trải qua rất nhiều bước kiểm tra và giám định chất lượng mới được nhập khẩu. Còn nếu nguyên liệu dạng xách tay, đi đường biên, buôn lậu thì sẽ không có cơ sở nào để đảm bảo chất lượng.

Xem thêm: Loại hàng hóa nào được lưu thông trong vận tải biển?

Chính sách nhập khẩu với nguyên liệu trà sữa như thế nào?

Về chính sách quản lý mặt hàng thì nguyên liệu trà sữa không thuộc diện cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện, do đó doanh có thể tiến hành nhập khẩu bình thường. Hãy cùng tìm hiểu thủ tục nhập khẩu trà sữa nhé.

1. Tự công bố sản phẩm

Bột kem trà sữa

Cũng giống như các mặt hàng thực phẩm tiêu dùng khác, bạn cần làm tự công bố cho loại hàng mà dự định sẽ nhập về, điều này là bắt buộc, nêu vi phạm hàng sẽ bị giữ lại dừng thông quan hoặc tái xuất. Thông tin cụ thể bạn đối chiếu tại Điều 2, Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Khi tiến hành tự công bố sản phẩm, đầu tiên bạn sẽ cần nhập mẫu vật bao gồm cả hàng và bao bì đóng gói, rồi gửi tới các đơn vị được cấp phép để làm kiểm nghiệm.

Sau khi đã có kết quả kiểm nghiệm, việc tiếp theo cần làm là nộp hồ sơ tự công bố và chờ kết quả trả lời từ cơ quan quản lý Nhà nước.

Hồ sơ bao gồm:

  • Bản tự công bố thực phẩm theo Mẫu số 1 của nghị định 15/2018/NĐ-CP.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm có thời hạn trên 12 tháng , được công nhận phù hợp với ISO 17025.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Mẫu sản phẩm; mẫu nhãn mác sản phẩm; hình ảnh sản phẩm.

Kết quả sẽ có sau khoảng 1 đến 2 tuần hoặc lâu hơn.

2. Kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với hàng có nguồn gốc thực vật như các loại trà thì làm kiểm dịch thực vật; còn nếu hàng bột sữa thì kiểm dịch động vật.

Việc thực hiện được dễ dàng hơn thông qua hệ thống 1 cửa quốc gia. Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn thực hiện việc này.

3. Làm thủ tục hải quan

Khi đã làm xong những việc ở trên, bạn đã có một bộ hồ sơ hải quan đầy đủ. Gồm:

  • Chứng nhận kiểm dịch thực vật, động vật.
  • Chứng nhận kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng mua bán
  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói
  • Vận đơn
  • Chứng nhận xuất xứ form E, AI, AK,… (nếu có).
Thủ Tục Nhập Khẩu Nguyên Liệu Trà Sữa Đài Loan Vào Việt Nam
Thủ Tục Nhập Khẩu Nguyên Liệu Trà Sữa Đài Loan Vào Việt Nam

Một số lưu ý về thủ tục nhập khẩu nguyên liệu trà sữa về Việt Nam

Lưu ý đầu tiên là hàng hóa phải chuẩn chỉnh và hồ sơ giấy tờ phải đầy đủ. Lưu ý này có vẻ hơi thừa, bởi khi xác định nhập khẩu một lô hàng bất kỳ thì đương nhiên bạn phải có hồ sơ đầy đủ. Tuy nhiên tôi vẫn muốn nhắc thêm một lần bởi hàng hóa thuộc nhóm thực phẩm tiêu dùng sẽ được kiểm tra rất sát sao. Cá nhân tôi cũng là một thực khách quen thuộc của các cửa hàng trà sữa, nhưng thú thực là khi uống chẳng thể biết nguyên liệu đầu vào có an toàn hay không. Bởi vậy, việc các cơ quan quản lý Nhà nước làm nghiêm ngặt đối với nguyên liệu đầu vào cũng giúp chúng ta an tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm tại cửa hàng.

Thủ Tục Nhập Khẩu Nguyên Liệu Trà Sữa Đài Loan Vào Việt Nam
Thủ Tục Nhập Khẩu Nguyên Liệu Trà Sữa Đài Loan Vào Việt Nam

Tiếp theo là về mã HS, đối với loại hàng nguyên liệu trà sữa thì không có mã đích danh, do vậy mỗi một nguyên liệu trà sữa chẳng hạn như trà, bột sữa, siro… sẽ được phân vào các nhóm hàng khác nhau tùy từng loại hàng mà bạn nhập. Nếu chưa tìm được mã HS phù hợp, chúng tôi có thể giúp đỡ bạn.

Lưu ý thứ ba, là xin CO để hưởng ưu đãi về thuế. Đã phần nguồn nguyên liệu trà sữa được nhập khẩu từ Đài Loan, Hồng Kông, không nằm trong nhóm được thỏa thuận FTA với Việt Nam nên không có CO miễn giảm thuế. Tuy nhiên cũng có một số loại nguyên liệu được nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Asean và bạn nên tìm hiểu để xin được CO form AK, form E, form D tương ứng…

Nếu lượng hàng bạn nhập không đủ đóng nguyên container mà phải đóng chung ghép container (hàng LCL), bạn nên có yêu cầu cụ thể với bên bán về việc đóng gói, để đảm bảo quá trình xếp dỡ, chuyển tải, bảo quản không bị khó khăn.

Tìm hiểu thêm: vận chuyển thép xây dựng