Theo Hội đồng Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, sự mâu thuẫn trong chuỗi cung ứng logistics lạnh là yếu tố chính dẫn đến việc hư hỏng hàng hóa thực phẩm và thuốc men. Đơn giản chỉ với sự thay đổi nhỏ nhất về nhiệt độ cũng có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của mỗi lô hàng này.
Một dây chuyền lạnh phải duy trì đúng độ lạnh không bị gián đoạn trong toàn bộ quá trình bảo quản và phân phối để đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, vấn đề với chuỗi cung ứng lạnh rất phức tạp và khó có thể đảm bảo độ lạnh phù hợp từ khâu xếp hàng tới điểm giao hàng cuối cùng. Bên cạnh đó, việc dựa vào bất kỳ giải pháp quản lý chuỗi cung ứng lạnh thông thường nào khi thiếu khả năng theo dõi các đơn hàng dễ hư hỏng theo thời gian thực luôn có rủi ro rất cao.
Những lợi ích của công nghệ hậu cần chuỗi cung ứng lạnh kỹ thuật số đã được chứng minh sẽ mang lại giá trị lớn cho các doanh nghiệp. Tận dụng công nghệ mới, các doanh nghiệp có thể mong đợi tốc độ gia tăng từ thị trường, tăng doanh thu và giảm chi phí hoạt động. Với hàng loạt các yếu có thể ảnh hưởng đến chất lượng vận chuyển hàng hóa cần kiểm soát nhiệt độ, dưới đây là Top 10 phương pháp quan trọng giúp cải thiện hoạt động trên chuỗi cung ứng lạnh.
1 Biết trước yêu cầu của bạn
Hàng hóa cần kiểm soát nhiệt độ – dù là thực phẩm, vắc xin hay thậm chí chất lây nhiễm nguy hiểm – tất cả đều có yêu cầu về cách chúng cần được đóng gói, bảo quản và vận chuyển nghiêm ngặt. Hãy xem xét tất cả yêu cầu của đơn hàng về phạm vi nhiệt độ, đóng gói, thời gian vận chuyển, theo dõi và các hạn chế về kích thước và trọng lượng để chuẩn bị trước mọi thứ.
2 Hiểu chính xác những gì bạn đang vận chuyển
Bạn cần xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng và giải pháp cần để giữ nhiệt độ yêu cầu cho toàn bộ lô hàng như mong muốn từ điểm xuất phát đến nơi nhận. Kích thước kiện hàng là bao nhiêu? Bao nhiêu đơn vị có trong mỗi kiện hàng? Gói hàng được đóng gói một cỡ hay nhiều kích cỡ khác nhau? Những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn các quy trình và giải pháp chuỗi cung ứng lạnh tối ưu nhất, đồng thời tránh được các vấn đề sau này.
3 Xác định rõ mục tiêu của bạn
Bạn cần định hướng trước mục tiêu mà mình muốn hướng đến nhất theo từng đơn hàng. Bạn muốn tiết kiệm tiền đóng gói? Giảm chi phí vận chuyển? Tăng tốc độ hoàn thành? Biết trước những gì đang muốn hoàn thành sẽ giúp bạn có hướng chọn lựa hệ thống làm mát, phương pháp đóng gói và vận chuyển phù hợp hơn.
4 Xác định các khó khăn của bạn
Bạn có gặp khó khăn khi giữ lạnh các kiện hàng theo mùa trong mùa hè không? Việc tìm nguồn cung ứng hoặc xử lý bao bì có khó khăn không? Những gì có thể khiến kiện hàng kẹt tại hải quan? Tìm hiểu trước những điểm khó khăn hiện tại của chuỗi cung ứng lạnh và những rắc rối có thể phát sinh sẽ giúp bạn lựa chọn các giải pháp phù hợp với các mục tiêu dịch vụ, tài chính và hiệu suất của doanh nghiệp.
5 Lựa chọn hệ thống làm mát phù hợp
Hãy xác định trước về hệ thống làm mát phù hợp nhất cho đơn hàng của bạn – có thể là hệ thống làm mát chủ động (xe tải lạnh) hay hệ thống thụ động (túi gel lạnh hoặc đá khô). Hệ thống thụ động có thể ít tốn kém hơn, nhưng lại có rủi ro cao hơn nếu bị chậm trễ khi vận chuyển qua vùng khí hậu ấm hoặc đơn hàng cần làm lạnh lại trước và sau khi vận chuyển.
6 Xem xét tổng chi phí sở hữu
Hãy xác định rõ chi phí cứng (đóng gói, vận chuyển hàng hóa) và chi phí mềm (quản lý SKU, đào tạo nhân lực) để tính tổng chi phí và làm cơ sở để sánh khi lựa chọn giải pháp này so với giải pháp khác. Ví dụ như mua bao bì rẻ hơn với khả năng cách nhiệt kém hơn nhưng cần dùng nhiều gói gel đông lạnh hơn, khiến các gói hàng cồng kềnh và nặng hơn, từ đó sinh ra chi phí vận chuyển đắt hơn.
7 Chọn các giải pháp theo dõi dễ sử dụng
Trong thời gian gần đây, các công ty ngày càng sử dụng nhiều thiết bị giúp theo dõi đơn hàng và thời gian, nhiệt độ theo thời gian thực. Các bộ hiển thị dải hóa chất có thể được sử dụng rất đơn giản, chi phí thấp và không sử dụng các vật liệu nguy hiểm (như pin lithium) cũng có thể dùng trong đóng gói và dán nhãn bổ sung cơ bản.
8 Tuân theo đúng luật chơi
Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt hàng loạt các quy định ảnh hưởng đến việc đóng gói, bảo quản và vận chuyển hàng hóa cần được kiểm soát nhiệt độ. Hãy biết trước những quy tắc nào cần áp dụng theo từng đơn hàng bạn đang vận chuyển và thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo tất cả các bên liên quan được đào tạo đúng cách và tuân thủ các quy định này.
9 Lên kế hoạch cho những biến cố bất ngờ
Rất nhiều trường hợp sai sót có thể xảy ra khi vận chuyển hàng hóa yêu cầu kiểm soát nhiệt độ, vì vậy hãy xem xét tất cả các gián đoạn có thể xảy ra trên chuỗi cung ứng và các chi phí liên quan. Ví dụ, nếu có rủi ro cao hơn về việc đơn hàng bị giữ lại ở hải quan; bạn muốn sử dụng bao bì đắt tiền hơn để giữ nhiệt độ lâu hơn hoặc chọn một nhà vận chuyển có thể đóng băng đơn hàng nếu có trì hoãn diễn ra.
10 Cân nhắc các sáng kiến xanh của tổ chức
Tính bền vững tiếp tục là một phần quan trọng trong quá trình ra quyết định trong tổ chức, vì vậy hãy cân nhắc và đảm bảo các hoạt động chuỗi cung ứng lạnh của bạn phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này có thể cần những giải pháp thay thế các bộ làm mát Styrofoam hoặc lập kế hoạch làm thế nào để vận chuyển lại các bao bì có thể tái sử dụng một cách tối ưu nhất.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!!!
Các dịch khác của SF Express
- Chuyển phát nhanh hỏa tốc, gửi hàng tiết kiệm
- Vận chuyển Trung-Việt
- Vận chuyển bằng đường biển, hàng không,,..
- Mua hộ trên các trang thương mại.
Nhận vận chuyển 63 tỉnh ở Việt Nam:
- Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Kiên Giang.
- Hà Tĩnh, Lai Châu, Quảng Trị, Yên Bái, Điện Biên, Nghệ An, Tuyên Quang, Ninh Bình, Sơn La, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Giang, Bắc Giang, Thanh Hóa, Phú Thọ, Kon Tum, Hòa Bình, Đăk Nông, Cao Bằng, Quảng Bình, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Thái Nguyên, Hưng Yên, Đăk Lăk, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Bình, Hải Dương, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Hà Nam.
- Quảng Ninh, Bình Định, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên, Trà Vinh, Hải Phòng, Hà Nội và Bình Phước.
các dịch vụ khác
chuyển hàng từ Hàn Quốc về Việt Nam